Tính năng Deep Fusion trên iPhone 11 là gì và nó hoạt động như thế nào?

Tính năng Deep Fusion trên iPhone 11 là gì và nó hoạt động như thế nào?

17/09/2019
Tính năng Deep Fusion trên iPhone 11 là gì và nó hoạt động như thế nào?

Tại sự kiện ra mắt iPhone 11 vừa qua. Apple đã giới thiệu một công nghệ mới trên camera của bộ ba iPhone 11, iPhone 11 Pro/Pro Max đó chính là Deep Fusion. Cụm từ này còn khá mới đối với một số người chưa hiểu nhiều về công nghệ nhiếp ảnh trên smartphone. Tuy nhiên nguyên lý hoạt động của nó lại đơn giản. Vậy Deep Fusion là gì? Và nó hoạt động như thế nào.

Deep Fuson thực chất là hoạt động dựa vào Neural Engine được tích hợp bên trong con chip Apple A13. Sử dụng công nghệ máy học để tinh chỉnh và xử lý tạo ra hình ảnh chất lượng tốt nhất.

Với Deep Fusion, Apple đang đưa nhiếp ảnh trên smartphone tiến thêm một bước dài. Về hiệu quả trong việc chụp ảnh để có được những bức ảnh tốt nhất. Thay vì chỉ dựa vào ISP. Canh bạc lớn của Apple là sử dụng phần lớn công cụ Neural Engine. Hoặc đơn vị xử lý (NPU) để tính toán chi tiết hơn khi chụp ảnh. Bằng cách đó, mọi hình ảnh được chụp trên iPhone mới của Apple sẽ được chụp thành nhiều ảnh. Từ đó Deep Fusion sẽ áp dụng các tính năng nâng cao để tạo ra một bức ảnh có sự cân bằng tốt nhất về màu sắc, chi tiết, cân bằng trắng và khử nhiễu.

Tính năng Deep Fusion trên iPhone 11 là gì và nó hoạt động như thế nào?

Kết quả mà Deep Fusion tạo ra sẽ là một bức ảnh có độ chi tiết đáng kinh ngạc. Dải tương phản lớn và độ nhiễu hạt (noise) rất thấp. Tính năng này cho kết quả rõ rệt nhất trong điều kiện ánh sáng từ yếu đến trung bình.

Theo đó, Deep Fusion sẽ chụp tổng cộng 9 bức ảnh. Ngay từ trước khi bạn nhấn nút chụp. Iphone đã dự đoán đối tượng và tự động chụp 4 bức ảnh chính (thời gian phơi sáng ngắn) và 4 bức ảnh phụ. Còn đến khi bạn nhấn nút chụp, máy sẽ chụp thêm 1 bức ảnh phơi sáng dài nữa. Sau đó, chỉ trong 1 giây, Neural Engine bên trong chip A13 sẽ tự động phân tích và kết hợp 9 bức ảnh phơi sáng ngắn và dài. Chọn ra những chi tiết tốt nhất của từng bức ảnh, từng pixel một trong số 24 triệu pixel của các bức ảnh. Nhằm mục đích tối ưu hoá chi tiết và đảm bảo độ nhiễu hạt thấp của tấm ảnh thành quả.

Deep Fusion đóng vai trò xử lí và tạo ra hình ảnh cuối cùng

Apple cho biết rằng tính năng đóng vai trò xử lí và tạo ra hình ảnh cuối cùng. Đồng nghĩa rằng vai trò của người dùng hay phần cứng đã được xếp sau. Chỉ còn lại phần mềm và nó sẽ tương tác với hình ảnh để tạo ra hình ảnh.

Nhưng nếu nhìn về quá khứ thì Deep Fusion không phải là mới. Ba năm trước, Sony đã giới thiệu tính năng chụp tương tự trên chiếc flagship trước đây của mình là Sony Xperia Z5. Về nguyên tắc hoạt động cũng không khác gì so với công nghệ hiện tại mà Apple vừa giới thiệu. Máy ảnh của Sony cũng đã chụp tổng cộng bốn bức ảnh. Trong đó máy sẽ tự động chụp 3 bức trước khi chạm vào màn trập và một lần nữa khi bạn nhấn nút chụp. Sau đó máy sẽ tổng hợp lại và tính toán để có được bức ảnh tốt nhất.

Cuối cùng, Deep Fusion cũng chỉ là một công nghệ mà Apple trang bị trên những chiếc iPhone mới của mình. Với mục đích cạnh tranh về khả năng chụp ảnh trên smartphone so với những chiếc Google Pixel vốn đã quá nổi tiếng về khả năng nhiếp ảnh.

Vui lòng viết nhận xét của bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *